7 mẹo để có những bức ảnh “người bay” tuyệt vời

Những hình ảnh “người bay” thực sự rất ấn tượng! Họ quyến rũ người xem và tạo cho họ suy nghĩ về những điều kỳ diệu. Nếu bạn tìm kiếm trên Internet về những bức ảnh “người bay” bạn sẽ thấy nhiều ví dụ tuyệt vời.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

Tuy nhiên, để chụp được những bức ảnh này nhiếp ảnh gia phải bỏ ra rất nhiều công sức để tạo ra các bức ảnh bay và đây còn là một thể loại nhiếp ảnh mới gọi là levitation photography. Hầu hết mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hình thức cơ bản nhất để tạo ra những bức ảnh “người bay” là hợp hai hoặc nhiều hình ảnh bằng phần mềm chỉnh sửa.

Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số mẹo đơn giản để tạo ra những bức ảnh “người bay” ấn tượng. Bài viết được VnReview chuyển ngữ từ trang công nghệ Digital Photography.

Chuẩn bị chụp

Mẹo 1. Chuẩn bị “đồ nghề”

Để tạo ra một bức ảnh bay bạn cần phải có: một máy ảnh (có khả năng lấy nét thủ công), chân máy, một người mẫu, một người hỗ trợ (nếu như người mẫu của bạn có tóc trung bình hoặc dài), một công cụ để nâng, đỡ người mẫu (ghế, hoặc bậc thang). Nếu bạn có một máy ảnh có chức năng điều khiển từ xa, hãy mang nó theo.

Mẹo 2. Chuẩn bị trang phục cho người mẫu

Quần áo đồng màu là phù hợp nhất. Các mẫu hoa văn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tạo ra những bản sao của các phần nhất định của quần áo hoặc vải mềm.

Đừng để người mẫu của bạn mặc áo jacket hoặc áo len. Khi người mẫu trong tư thế lộn ngược hoặc nằm ngang, quần áo thông thường sẽ rũ xuống. Nhưng khi anh/cô ấy nằm trên một chiếc ghế, áo khoác sẽ không rũ xuống tự nhiên nên bức ảnh sẽ kém thực tế.

Nếu bạn chụp ảnh bay cho người mẫu nữ thì váy hoặc đầm ngắn, dài hay có những dải vải mềm thêm vào sẽ giúp ích cho bạn.

Mẹo 3. Chụp trong ngày nhiều mây

Ánh sáng mặt trời và bóng quá rõ sẽ khiến bạn phải vất vả hơn trong quá trình xử lý ảnh sau khi chụp để tạo ra được những chi tiết giả có bóng đổ hợp lý.

Trong khi chụp

Mẹo 4. Chụp từ một góc thấp

Bạn nên chụp từ một góc độ thấp để cung cấp cho người xem ảo tưởng rằng đối tượng bạn chụp đang bay cao trong không trung. Tuy nhiên, hãy chú ý đừng để góc độ quá thấp. Nếu bạn chụp ở góc độ thấp hơn giá đỡ mà người mẫu của bạn đang nằm/đứng trên, giá đỡ sẽ che đi một phần cơ thể của người mẫu. Tốt nhất bạn nên chụp với góc ngang bằng với đỉnh giá đỡ người mẫu. Để mẫu của bạn nằm/đứng nhiều hơn về phía trước giá đỡ sẽ làm giảm khả năng những phần cơ thể của người mẫu bị che bởi giá đỡ.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

Nếu chụp ở góc quá thấp thì đạo cụ sẽ che đi một phần của cơ thể người mẫu

Mẹo 5. Luôn chụp một ảnh nền trống

Khi chuẩn bị chụp khung cảnh sẽ tạo ra bức ảnh bay hoàn chỉnh của bạn hãy làm theo cách sau:

1. Thiết lập bức ảnh với người mẫu trong khung.

2. Tính toán góc mà bạn sẽ chụp từ đó và đặt camera trên chân máy.

3. Khi người mẫu của bạn đã vào vị trí, chọn điểm lấy nét trên đối tượng.

4. Thiết lập máy ảnh của bạn để lấy nét bằng tay mà không chạm vào nói.

5. Chụp những bức ảnh khác nhau theo gợi ý dưới đây, trong Mẹo 6, mà không cần di chuyển điểm lấy nét hoặc máy ảnh của bạn.

6. Sau khi chắc chắn rằng đã chụp tất cả những hình ảnh bạn cần với người mẫu và đạo cụ, loại bỏ tất cả mọi thứ ra khỏi khung hình và chụp một bức ảnh nền trống. Đây là bức ảnh quan trọng nhất mà bạn cần chụp.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

Mẹo 6. Chụp nhiều bức để tạo ra một bức

Hầu hết những bức ảnh người bay cơ bản thường được ghép bởi hai hoặc nhiều bức ảnh. Ở mức tối thiểu, bạn sẽ cần ít nhất một bức ảnh chụp nền và một bức ảnh chụp người mẫu ở trong cùng nền đó và góc chụp đó..

Hầu hết những bức ảnh bay tuyệt vời đều được ghép từ rất nhiều bức ảnh để thêm sự thú vị và khiến bức ảnh cuối cùng trông ấn tượng hơn. Dưới đây là những gì bạn cần làm để tạo ra một bức ảnh cụ thể trong minh họa dưới đây:

1. Người mẫu trên đạo cụ (xe đạp), tiêu điểm của bức ảnh này là những gì tay, chân và cơ thể đang làm.

2. Tóc và biểu hiện trên khuôn mặt, tiêu điểm của bức ảnh này là để nắm bắt được những biểu hiện của người mẫu và chuyển động của tóc tự nhiên giống như những gì sẽ xảy ra khi người mẫu thực sự ở trong tư thế này (bay thẳng lên, bay về phía sau cô ấy..v.v). Máy sấy tóc hoặc một chiếc quạt yếu sẽ không đủ để đẩy tóc theo các hướng cụ thể. Tóc càng dài, càng dày thì cần một chiếc quạt càng mạnh.

3. Quần áo, tiêu điểm của bức ảnh này là nắm bắt sự chuyển động của quần áo (nếu cần). Nếu người mẫu của bạn đang được kéo về một hướng thì vải mềm sẽ di chuyển về hướng nào?

4. Đạo cụ bổ sung, tiêu điểm của bức ảnh này tập trung vào những đạo cụ mà bạn muốn thêm vào trong hình (nếu muốn). Ở trường hợp này chính là chiếc xe đạp.

5. Nền trống, xem Mẹo 5 để tìm hiểu về tầm quan trọng của bức ảnh này.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

Nhìn bức ảnh số 2 chúng ta có thể thấy một chiếc quạt mạnh còn quan trọng hơn một người trợ lý, quạt sẽ giúp mái tóc bay về phía sau một cách tự nhiên hơn. Trong ảnh này chúng ta không cần chụp ảnh đạo cụ bổ sung nên không có bức ảnh số 4

Sau khi chụp

Mẹo 7. Ghép các bức ảnh lại với nhau

Rất nhiều nhiếp ảnh gia “chụp ảnh bay” đã sử dụng Adobe Lightroom và Photoshop để tạo ra những bức ảnh hoàn chỉnh. Dù chọn phần mềm nào chăng nữa thì bạn việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa màu đồng bộ cho tất cả các bức ảnh. Lightroom có tính năng đồng bộ tuyệt vời để đảm bảo các thiết lập chính xác được áp dụng cho toàn bộ các bức ảnh.

Tiếp theo, mở các hình ảnh trong một phần mềm chỉnh sửa như Photoshop. Bắt đầu với hình nền trồng. Sau đó thêm vào hình ảnh chính của người mẫu như một lớp (layer) với mặt nạ (mask) “Reveal All”. Sử dụng cọ màu đen trên mặt nạ để loại bỏ các đạo cụ hỗ trợ người mẫu. Các bước quá trình được mô tả ở dưới ảnh minh họa. Lặp lại các bước cho mỗi khung hình bạn muốn thêm. Cuối cùng, bạn có thể hợp nhất các lớp và chỉnh sửa mọi thứ còn lại trên bức ảnh hoàn chỉnh. Hoàn thành công việc và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bạn và chia sẻ nó với bạn bè.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

1-Ảnh nền trống đượt đặt ở layer dưới cùng với ảnh người mẫu ở bên trên. 2-Chọn hình ảnh người mẫu và nhấp vào Layer>Layer Mask>Reveal All. 3-Chọn cọ (paintbrush), đảm bảo rằng nó có màu đen. 4-Quét cọ qua những đạo cụ mà bạn không muốn hiển thị trong bức ảnh hoàn chỉnh.

Tạo ra một bức hình người bay sẽ giúp trí tưởng tượng của bạn thành “thực tế”. Không để cho định luật vật lý ngăn cấm bạn sáng tạo nghệ thuật chân chính.

Tới lượt bạn

Bạn đã bao giờ cố gắng chụp một bức ảnh người bay chưa? Nếu có thì kinh nghiệm của bạn là gì? Bạn có bất kỳ lời khuyên nào bổ sung cho những người mới bắt đầu hay không? Hãy chia sẻ với VnReview và các độc giả khác ở phần bình luận bên dưới. Ngoài ra, bạn hãy chia sẻ đường dẫn tới những tác phẩm của bạn để mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Để có thêm nguồn cảm hứng bạn cũng có thể nhấp xem những bức ảnh người bay ấn tượng dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên.

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

7 mẹo giúp tạo ra những bức ảnh

Hoàng Kỷ

Theo Digital Photography

trích: http://vnreview.vn/tu-van-anh-so/-/view_content/content/1173727/7-meo-de-co-nhung-buc-anh-nguoi-bay-tuyet-voi

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Tự làm đồ công nghệ là một thú vui của những người thực sự có đam mê thực hành với các linh kiện điện tử. Với những linh kiện đơn giản dễ kiếm, chúng ta có thể làm được những thiết bị mà xưa nay vẫn nghĩ chỉ có thể đi mua.

Tóm tắt bài viết:

Hướng dẫn bạn đọc tự chế tạo một món đồ chơi sử dụng với điện thoại thông minh để làm điều khiển từ xa cho các thiết bị sử dụng sóng hồng ngoại như TV, điều hòa, quạt, đầu kỹ thuật số v.v…

– Giá thành linh kiện để tạo được sản phẩm này chỉ mất khoảng 20 ngàn đồng.

 

Trong cộng đồng những người ham thích tìm tòi công nghệ thì thực hành là điều mà rất nhiều người sợ. Họ sợ phải động chạm vào những thứ nằm ngoài tầm hiểu biết của mình, họ sợ vì phải phá phách những thứ giá trị để thu được 1 thứ cảm giác vui thích khi phá lanh tanh bành 1 thứ gì đó.

Đối với nhiều nước phát triển trên thế giới, DIY (Do It Yourself) hay dịch nôm là tự làm một món đồ gì đó, đây là một hoạt động khá phổ biến và được những người có đam mê yêu thích vì nó gắn liền với thực tế. Còn ở Việt Nam những thứ này còn khá xa vời với các bạn trẻ cho dù ngày nay, điều kiện để có thể tiếp cận đến những thứ như DIY là điều rất dễ đáp ứng.

Ví dụ như món đồ chơi mà GenK sắp giới thiệu tới bạn đọc dưới đây có thể khiến nhiều bạn trẻ yêu công nghệ cảm thấy được sự phấn khích khi tự tay mình tạo ra được thứ gì đó thỏa mãn mà cái giá phải trả lại chỉ bằng 1 phần 10 so với việc cầm tiền và đi mua một món đồ chơi tương tự do người khác làm.

Trong bài viết hôm nay, GenK sẽ hướng dẫn bạn đọc một thiết bị cũng không có gì mới mẻ bởi cũng đã từng có rất nhiều bài viết tại Việt Nam nói tới đó chính là bộ điều khiển từ xa cho máy ảnh DSLR với chi phí khoảng 20 ngàn đồng cho 1 bộ.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Tác dụng của món đồ chơi

Trước tiên, chúng ta cần biết tác dụng cụ thể của món đồ chơi mà ta sắp làm dưới đây đó là điều khiển cho chiếc máy ảnh DSLR chụp ảnh mà không cần đứng bấm máy, rất phù hợp để các bạn “thể hiện” trước đám đông trong các buổi tham quan dã ngoại với cái mác “tự làm”.

Phần lớn các máy ảnh DSLR phổ thông hiện nay đều được trang bị 1 cổng nhận sóng hồng ngoại trên thân máy, cổng này có cấu tạo tương tự trên các loại thiết bị điều khiển từ xa như TV, điều hòa, đầu đĩa, quạt v.v… có thể nhận được tín hiệu hồng ngoại định trước để chụp ảnh mà không cần có người đứng bấm máy. Và món đồ chơi mà chúng ta chuẩn bị thực hành dưới đây là một thứ phụ kiện cắm thêm vào bất cứ chiếc smartphone nào (trên lý thuyết) để biến chiếc smartphone đó thành một bộ remote cho máy ảnh với giá khoảng 20 ngàn đồng thay vì một thứ phụ kiện chính hãng được bán với giá khoảng 15 USD.

Chuẩn bị đồ dùng và một số chú ý

Đối với những người thường xuyên làm DIY nói chung và làm về những món đồ điện nói riêng thì công cụ là thứ không thể thiếu, những thứ này là loại vật tư chỉ cần sắm 1 lần và có thể dùng lâu dài trong các món đồ chơi mà GenK hướng dẫn trong tương lai.

Dụng cụ cần thiết:

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

– Mỏ hàn thiếc: Mỏ hàn thiếc là một món đồ khá phổ biến đối với người thích tháo lắp đồ điện tử, loại mỏ hàn này hiện có 2 loại chính:

+ Mỏ hàn nung: là mỏ hàn cắm điện để nung nóng đầu mỏ hàn liên tục và duy trì nhiệt độ đủ làm chảy thiếc hàn liên tục cho đến khi chúng ta rút điện. Loại mỏ hàn này có khá nhiều ưu điểm đối với người phải hàn nhiều mối liên tục nhưng nhược điểm của nó là liên tục duy trì ở nhiệt độ cao nên nếu không kiểm soát mỏ hàn tốt thì nó khá nguy hiểm khi sử dụng. Giá thành của mỏ hàn loại này rơi vào khoảng 50 tới 90 ngàn đồng.

+ Mỏ hàn xung: là loại mỏ hàn có thể đưa đầu mỏ hàn từ nhiệt độ thường lên nhiệt độ làm chảy thiếc trong thời gian vài giây vì thế mà mỏ hàn không cần phải ở trạng thái cấp điện liên tục nên khi không sử dụng mỏ hàn này ở nhiệt độ thường và ít bị ảnh hưởng nếu có lỡ tay chảm phải đầu hàn. Bù lại mỏ hàn xung khá nặng nên không phù hợp với người phải hàn nhiều. Giá của loại mỏ hàn này rơi vào khoảng 150 tới 170 ngàn đồng.

Cả 2 loại mỏ hàn này có thể dễ dàng tìm thấy ở các khu vực chợ linh kiện điện tử như ở Hà Nội là khu Thịnh Yên thuộc khu chợ Trời khá nổi tiếng.

Trong trường hợp làm đồ chơi công nghệ như bài viết thì mỏ hàn xung là một món đồ nên trang bị nếu các bạn thực sự có hứng thú với công việc này.

Thiếc hàn: là một loại kim loại đã được làm thành sợi sẵn dùng để dính vào các chân linh kiện bằng kim loại. Giá của 1 cuộn thiếc khoảng 10 ngàn đồng và có thể dùng trong vòng 1 tháng nếu chỉ để làm đồ chơi.

Nhựa Thông: Là loại chất dùng để tẩy rửa các chân kim loại để dễ bám thiếc hơn. Giá của nhựa Thông cũng rất rẻ khoảng 5-10 ngàn 1 cục có thể dùng tới cả năm.

Tất cả những món đồ kể trên đều có thể tìm mua ở dãy bán đồ điện tử trên phố Thịnh Yên.

Linh kiện làm đồ chơi:

Sau khi đã chuẩn bị đủ công cụ chúng ta sẽ quay lại với những linh kiện cần thiết để làm món đồ chơi kể trên.

2 bóng LED hồng ngoại: LED hồng ngoại có hình dáng không khác gì so với đèn LED sáng trắng bình thường nhưng có thể nhìn vào đỉnh của bóng để phân biệt.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Để kiếm được linh kiện này các bạn có thể đến các khu đồ điện tử của chợ Trời nói trên và hỏi mua bóng LED hồng ngoại. Bóng này có giá 300 ngàn/ 100 bóng hoặc 50 ngàn/ 10 bóng. Loại bóng này thường được sử dụng trên các loại điều khiển từ xa TV, điều hòa v.v… vì vậy các bạn có thể tháo lấy 2 bóng từ đây thay vì đi mua 10 bóng mới.

Đèn LED trắng nhìn từ trên đỉnh sẽ là một chất phát quang màu vàng.

Đèn LED trắng nhìn từ trên đỉnh sẽ là một chất phát quang màu vàng.

LED hồng ngoại nhìn từ trên xuống sẽ là một chấm đen.

LED hồng ngoại nhìn từ trên xuống sẽ là một chấm đen.

1 Jack 3.5 mm: là loại jack cắm tai nghe 3.5 mm thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng trong các loại tai nghe. Các bạn có thể hỏi mua Jack 3.5 mm mới ở chợ hoặc cắt từ những chiếc tai nghe không sử dụng nữa. Ở đây GenK mua 1 Jack mới với giá 10 ngàn đồng.

Bộ Jack 3.5 mm có giá 10 ngàn đồng.

Bộ Jack 3.5 mm có giá 10 ngàn đồng.

Smartphone (android hoặc iOS) để cắm món đồ chơi vừa tạo, chọn Android hoặc iOS là vì phần mềm dễ kiếm hơn.

Bắt đầu chế tạo đồ chơi

Món đồ chơi mà chúng ta sắp làm có cấu tạo vô cùng đơn giản như sau:

Bước 1: nối 2 bóng hồng ngoại với nhau theo sơ đồ.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Bóng LED hồng ngoại cũng có cấu tạo gồm 2 cực âm dương như bóng LED trắng thường, đặc điểm nhận biết 2 cực này đó là nhìn từ mặt ngang thì chân nối với mảng kim loại nhỏ hơn là cực dương, bên còn lại là cực âm. Hoặc nếu bóng mới mua thì chân dài hơn sẽ là cực dương.

Cực bên trái là dương, bên phải là âm.

Cực bên trái là âm, bên phải là dương.

Theo như sơ đồ, chúng ta sẽ hàn cực dương của bóng thứ nhất với cực âm của bóng thứ 2 tương tự nối 2 cực còn lại với nhau.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng
Điểm cần hàn.

Điểm cần hàn.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Sau khi hàn xong hoặc các bạn có thể cắt ngắn bớt chân thừa hoặc xoắn nó vào thành chân của cụm bóng luôn.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Bước 2: Xác định đầu dây cần hàn trên Jack 3.5 mm

Vì 2 cực này nối ngược chiều nhau nên khi nối cụm đèn này vào jack 3.5 chúng ta không cần để ý tới chiều của bóng mà chỉ cần quan tâm làm sao để các chân không bị chạm nhau.

Trên jack 3.5 mm có 3 tầng trong đó tầng 1 và 2 là là 2 đầu tương ứng với tai trái và tai phải của tai nghe. Nếu dùng dây cắt từ tai nghe cũ thì các bạn cần tìm cách xác định xem dây nào là tầng 1 dây nào là tầng 2. Tầng 3 là tầng GND (nối đất) trong trường hợp này chúng ta không sử dụng vì thế cần cách điện không cho cực 3 chạm vào 2 cực này. Nếu sử dụng Jack 3.5 mua mới thì có thể dễ dàng nhận thấy đâu là tầng 1 và tầng 2.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Bước 3: Hàn Jack 3.5 với bóng hồng ngoại

Như sơ đồ, sau khi hàn được 2 bóng với nhau ta tiếp tục hàn 2 đầu của cụm bóng vào tầng 1 và 2 của Jack 3.5 mm ( không cần quan tâm chiều bóng).

Hàn chân của cụm bóng vào 2 chần 1 và 2 của jack 3.5 mm.

Hàn chân của cụm bóng vào 2 chần 1 và 2 của jack 3.5 mm. Lớp ống nhựa được lồng vào để cách điện với chân số 3.

Sau khi hàn.

Sau khi hàn.

Bước 4: Cách điện và trang trí

Dùng băng dính hoặc những loại vật liệu cách điện để tránh chạm giữa các tầng và bọc lại cho đẹp.

Bước 5: Chuẩn bị phần mềm.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

GenK sử dụng iPhone 4 để làm thí nghiệm với một app miễn phí có tên IrdslrRemote (tải tại đây) và chọn đúng loại máy ảnh mà chúng ta cần điều khiển. Ở đây chúng tôi thử trên 1 chiếc DSLR khá cũ là Canon 550D.

Bước 6: Dùng thử

Cắm món đồ chơi chúng ta vừa tạo vào cổng tai nghe 3.5 mm trên iPhone.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Chỉnh sang chế độ chụp ảnh bằng remote trên máy DSLR. Gạt về chế độ MF để máy chụp ngay không cần lấy nét (Nếu để AF chúng ta cần giữ nút chụp bên iphone lâu 1 chút để máy lấy nét rồi mới chụp).

Hướng đèn hồng ngoại vào đầu nhận hồng ngoại của DSLR thường nằm ở chỗ tay cầm của máy ảnh và bấm chụp.

Tự chế điều khiển từ xa cho máy ảnh, dùng được với TV, giá 20 ngàn đồng

Một số kinh nghiệm

Trên thực tế thử nghiệm của chúng tôi, với công suất trên cổng 3.5 của iPhone 4 thì khoảng cách có thể điều khiển chụp được từ xa bằng thiết bị này ở khoảng cách 3 mét, với những smartphone có cổng 3.5 mm công suất cao hơn (cắm tai nghe thấy âm to hơn) thì khoảng cách này cũng xa hơn.

Theo một số thủ thuật để tăng tầm phát của sóng hồng ngoại có một cách khá đơn giản đó là dùng giấy kim loại như giấy bạc nướng đồ ăn bọc phía dưới của đèn hồng ngoại để hướng tia hồng ngoại tập trung vào 1 hướng và tăng tầm phát của thiết bị.

Ngoài ra với thiết bị này các bạn có thể tải các phần mềm giả lập sóng hồng ngoại của các hãng TV hay điều hòa nổi tiếng để điều khiển các thiết bị khác trong gia đình chứ không chỉ riêng máy ảnh.

Vậy là với các bước đơn giản, các bạn có thể tự chế tạo 1 món đồ chơi công nghệ có tác dụng “khoe mẽ” rất cao đặc biệt là trong các buổi đi chơi dã ngoại tập thể.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết DIY tiếp theo.

theo: http://genk.vn/thu-thuat/tu-che-dieu-khien-tu-xa-cho-may-anh-dung-duoc-voi-tv-gia-20-ngan-dong-20140609161014602.chn

BỐ TRÍ THIẾT BỊ CHO RẠP HÁT TẠI GIA

Khi sắm cho mình một hệ thống giải trí tại gia trong ngày Tết cho phù hợp, cần tránh để tình trạng “đũa lệch” như màn hình hoành tráng mà loa thì kém, đầu phát Blu-ray chất lượng tốt trong khi màn hình chỉ hỗ trợ độ phân giải thấp…

Điều đầu tiên mà mọi người chú ý đến rạp hát tại gia chính là không gian căn phòng. Một không gian thoáng mát bố trí phù hợp sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng thưởng thức. Đã quyết định dựng một hệ thống giải trí tại gia thì ráng chịu tốn kém, bỏ ra một căn phòng rộng rãi, tối thiểu khoảng 25 mét vuông.

Bạn cũng cần phải bố trí vị trí các đèn xung quanh căn phòng sao cho đủ sáng, hệ thống âm thanh bố trí tuân thủ theo nhiều quy định khắt khe mà dưới đây sẽ phân tích cho bạn. Tốt nhất nên trang bị một tủ chứa các thiết bị tivi, đầu phát Blu-ray, thiết bị A/V Receiver, các đĩa Blu-ray… Và bạn cũng nên bố trí một hệ thống cách âm nhằm tận hưởng những bộ phim với chất lượng âm thanh “đúng như trong rạp”.

Ảnh

Sắm tivi độ nét cao

Tivi độ nét cao (HDTV) hiện nay rất phổ biến với nhiều chủng loại phù hợp với từng đối tượng người dùng khác nhau. Bạn thoải mái hơn khi chọn màn hình Plasma cỡ lớn với giá vừa phải hơn so với một màn hình LCD, đặc biệt là loại màn hình LED.

Màn hình Plasma sẽ giúp thưởng thức nội dung hình ảnh thật hơn, độ tương phản tốt hơn, hỗ trợ góc nhìn tốt hơn và đặc biệt là xử lí các hình ảnh chuyển động, phù hợp cho bạn dùng để chiếu những trận bóng đá, phim hành động gay cấn hay cùng nhiều người thưởng thức. Nếu bạn muốn tận hưởng công nghệ mới với chất lượng màu sắc tốt nhưng lại tiết kiệm điện năng thì LCD LED là một lựa chọn.

Ảnh

Khoảng cách đặt màn hình với ghế ngồi

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến kích thước màn hình HDTV sao cho phù hợp với căn phòng của mình. Không gian càng rộng thì dùng màn hình càng rộng, và ngược lại. Khi mua màn hình, nên xem trước các thông tin hướng dẫn, xác định khoảng cách đặt màn hình với ghế ngồi để từ đó chọn kích thước màn hình tương ứng để mua. Tuyệt đối không dựa vào không gian tại cửa hàng mua màn hình vì ở đó không gian rộng làm bạn dễ chọn nhầm một màn hình kích thước quá lớn với căn phòng của mình.

Một website cung cấp tư vấn chọn mua kích thước màn hình phù hợp với căn phòng là http://www.lcdtvbuyingguide.com/hdtv/screensize-calculator.html sẽ là một lựa chọn hữu ích cho bạn. Bạn chỉ cần nhập kích cỡ màn hình muốn mua hay khoảng cách định bố trí của căn phòng sẽ nhận được tư vấn tương ứng.

Chọn đầu phát

Ngoài việc thưởng thức những kênh truyền hình độ nét cao trong những ngày Tết, bạn cũng nên sắm cho rạp hát tại gia của mình một đầu phát Blu-ray để có thể thưởng thức những bộ phim cần xem. Khi chọn mua đầu phát Blu-ray, bạn cần quan tâm đến kết nối HDMI để có thể thưởng thức những video độ nét cao full HD 1080p một cách tối đa nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên “đi theo thời đại” với những kết nối không kém phần quan trọng khác là Ethernet để kết nối với Internet, hay Wi-Fi để kết nối với mạng Wi-Fi gia đình. Chúng sẽ rất hữu ích để bạn có thể thưởng thức những dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên nền web.

Ngoài ra, để việc giao tiếp giữa đầu phát Blu-ray với HDTV được độc đáo hơn, cần trang bị cho hệ thống của mình một thiết bị A/V Receiver là điều cực kì quan trọng. Bạn có thể dựa vào các tên tuổi của các hãng mà lựa chọn một A/V Receiver phù hợp, tránh mua hàng lậu vì chất lượng không đảm bảo.

Chọn và bố trí loa

Để thưởng thức âm thanh với chất lượng tối ưu, có hai lựa chọn được nhiều người chú ý hiện nay là một hệ thống loa 6 kênh (5.1) hoặc 8 kênh (7.1). Dĩ nhiên loa 7.1 sẽ cho chất lượng âm thanh tuyệt vời hơn so với 5.1 bởi ngoài loa trung tâm, loa siêu trầm, loa trái/phải phía trước và loa trái/phải phía sau nó còn bố trí thêm một cặp loa trộn âm thanh ở hai bên phía sau khu vực ngồi.

Ảnh
Ảnh

Sơ đồ bố trí hệ thống loa 7.1 (trên) và 5.1 (dưới)

Về cơ bản cả hai hệ thống loa này đều có cách bố trí hoàn toàn như nhau, ngoài việc bố trí loa trộn ở vị trí sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế đa số các bộ phim hiện nay mới chỉ hỗ trợ công nghệ âm thanh vòm 5.1, do đó bạn chỉ cần trang bị một hệ thống loa 5.1 là đủ, 7.1 sẽ phí phạm vì chưa thể sử dụng đến loa trộn phía sau.

Hi vọng bạn sẽ chọn được cho mình những sản phẩm phù hợp nhất hỗ trợ rạp hát tại gia và hưởng không khí ngày Tết thật là “sướng mắt, đã tai”.

Chúc Các Bạn Có Một Mùa Giáng Sinh 2012 Vui Vẽ nhé

 

Phim hoạt hình Cô Bé Bán Diêm 3D Việt Nam 2012